Làm cách nào học thuộc bảng tuần hoàn hóa học nhanh nhất???

        Hóa học là niềm đam mê của bao kỹ sư, nhà khoa học, các bạn học sinh sinh viên, nhưng đồng thời cũng là "cơn ác mộng" của nhiều bạn trẻ. Bàng tuần hoàn hóa học là "cửa nhập môn" nên việc học thuộc là vô cùng cần thiết. Gia sư Bảo Châu xin chia sẻ một số phương pháp nhanh học thuộc như sau:

I. CÁCH XEM BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Để sử dụng bảng tuần hoàn hóa học một cách dễ dàng, dễ nhớ bạn cần chú ý đến những thành phần sau đây:

Số nguyên tử: Hay còn gọi là số proton của 1 nguyên tố hóa học là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của 1 nguyên tử. Là số điện tích của hạt nhân. Số nguyên tử giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Số nguyên tử cũng bằng số electron trong một nguyên tử trung hòa về điện.

- Nguyên tử khối trung bình: Gần như các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Nên nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.

- Độ âm điện: Độ âm điện của 1 nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Quy tắc: Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại.

- Cấu hình electron: Cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng.

- Số oxi hóa: Là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử. Nhờ số oxi hóa, chúng ta có thể nhận biết được số electron trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng.

- Tên nguyên tố: Là 1 chất hóa học tinh khiết, bao gồm 1 kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân.

- Ký hiệu hóa học: Trong hóa học, ký hiệu là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học đó. Biểu tượng cho các nguyên tố hóa học thường bao gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latin và được viết với chữ cái đầu tiên viết hoa. Các biểu tượng trước đó cho các nguyên tố hóa học bắt nguồn từ từ vựng cổ điển Latin và Hy Lạp.

II. CÁCH GHI NHỚ BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

1. Nghiên cứu bảng tuần hoàn hóa học

Xác định bản chất các thành phần khác nhau của mỗi nguyên tố hóc học. Trong bảng tuần hoàn hóa học, mỗi một ô sẽ gồm nguyên tố gồm các thuộc tính, thành phần của nguyên tố đó. Vì thế, để tìm hiểu bảng tuần hoàn, bạn cần biết tên nguyên tố cùng ký hiệu hóa học, số nguyên tử… Tất cả các thông tin này đều có trong ô nguyên tố đó.

 

Ghi nhớ và thành thạo 10 nguyên tố đầu tiên trong bảng, bạn sẽ tìm ra quy luật cho các giá trị nguyên tố tiếp theo. Sau đó, bạn sử dụng phương pháp so sánh với giá trị đã học. Cứ như vậy, bạn sẽ học hết hơn 120 nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev.

2. Dùng mẹo để ghi nhớ

Câu nói quen thuộc: “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu chắc hẳn không quá xa lạ với học sinh. Đây là câu nói dùng để ghi nhớ 16 nguyên tố hóa học trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Tên của nguyên tố được “biến thể” linh hoạt dựa trên những chữ cái đầu tiên của nguyên tố đó giúp ích cho học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức.

6 nguyên tố hóa học trong nhóm IA được ghi nhớ bằng tên gọi “Lâu nay không rảnh coi phim”. Chắc hẳn học sinh cũng sẽ cảm thấy việc ghi nhớ này thật thú vị, đúng không?

Bài ca hóa trị là một trong những phương pháp ghi nhớ 'kinh điển" của bao thế hệ học trò, vừa vui vừa dễ nhớ

Hy vọng những chia sẻ của Gia sư Bảo Châu sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh trong việc học hóa.

Các phụ huynh và em học sinh có thể tham khảo những gia sư hóa chất lượng của gia sư Bảo Châu tại đây.

Sửa bài viết

Top